Vào mùa hè năm 1936, Mỹ trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ trung bình là 41 độ C và nhiều khu vực lên đến 49 độ C. Theo ước tính, số nạn nhân thiệt mạng trong đợt nắng nóng lịch sử này rơi vào khoảng 5.000 người.
Mùa hè năm 1976, nước Anh trải qua đợt nắng nóng lịch sửliên tiếp trong 45 ngày từ giữa tháng 7 đến hết tháng 8. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. thêm vào đó, tình trạng cháy rừng gia tăng.
Năm 1995, nước Mỹ lại trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài 5 ngày. St. Louis (bang Missouri) và Milwaukee (bang Wisconsin) là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt nắng nóng này. Theo ước tính, khoảng 700 người (chủ yếu là người già) thiệt mạng vì thời tiết nắng nóng.
Tháng 8/2003, một đợt nắng nóng đặc biệt hiếm đã xảy ra ở Pháp khi thời tiết lên đến 40 -43 độ C. Ban đầu, chính phủ Pháp thừa nhận có khoảng 500 thiệt mạng, sau đó đính chính là 3.000 người, chủ yếu là người già. Tuy nhiên, các công ty mai táng của nước này công bố hơn 12.000 người chết vì nắng nóng. Thông tin này khiến dư luận Pháp không khỏi bị sốc.
Cũng vào mùa hè năm 2003, một đợt nắng nóng gay gắt nhất và dài nhất trong lịch sử Bồ Đào Nha xảy ra. Theo hãng thông tấn Lusa, hơn 1.300 người chết vì đợt nắng nóng từ cuối tháng 7 đến 12/8.
Vào mùa hè năm 2015, hơn 2.500 người Ấn Độ thiệt mạng chỉ trong vài tuần vì đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ lên tới gần 50 độ C.
Sang đến năm 2016, Ấn Độ hứng chịu nắng nóng kỷ lục 51 độ C. Nhiệt độ này đo được tại thành phố Phalodi ở Ấn Độ. Đây cũng là mức nhiệt cao nhất trong vòng 60 năm qua ở Ấn Độ.
Theo Indian Express, hàng trăm nông dân Ấn Độ đã tự tử do mất mùa vì nắng nóng cộng thêm những khoản nợ nần chồng chất dẫn đến nghèo đói.
Nguồn : baomoi.com